Vitamin D là gì? Liều dùng và có tác dụng gì?

Mặc dù là một trong những loại hợp chất rất cần thiết đối với cơ thể nhưng theo nhiều nghiên cứu thì hầu hết mọi người đều đang trong tình trạng thiếu hụt Vitamin D. Vậy Vitamin D là gì? Có tác dụng như thế nào? Hãy cùng Momcare tìm hiểu trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

vitamin D la gi

Vitamin D là gì? Có tác dụng gì?

1. Vitamin D là gì?

Vitamin D là một trong những số vitamin quan trọng đối với cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin D có thể dẫn tới nhiều hậu quả cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh tiểu đường type 1, đau cơ và xương, và nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến ung thư vú, đại tràng, tuyến tiền liệt, buồng trứng, thực quản và hệ bạch huyết.

Khác với Vitamin B2, Vitamin D là thành phần cần thiết để xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, do canxi là thành phần chính của xương chỉ được cơ thể hấp thụ khi có vitamin D.

=> Xem thêm: Vitamin A là gì?

2. Vitamin D có tác dụng gì?

Một số công dụng chính của Vitamin D đó là:

  • Ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều loại bệnh tật:
  • Vitamin D có tác dụng phòng ngừa rủi ro mắc phải bệnh cảm cúm, nhất là ở lứa tuổi trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
  • Vitamin D nếu được bổ sung hợp lý còn giúp bảo vệ hệ thống tim mạch, hạn chế tình trạng xơ vữa mạch máu.
  • Phụ nữ giai đoạn mãn kinh và người cao tuổi khi được bổ sung vitamin D sẽ giúp ngăn ngừa được các dấu hiệu loãng xương, tránh tình trạng xương đau nhức.
  • Vitamin D còn có khả năng hạn chế rủi ro mắc phải bệnh đa xơ cứng hoặc cải thiện triệu chứng của bệnh lý này. Đây là một loại bệnh khiến hệ miễn dịch của cơ thể tấn công làm tổn thương hệ thần kinh trung ương.
  • Vitamin D hỗ trợ giảm thiểu khả năng mắc phải một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt.
  • Nhờ cơ chế kích thích sự hấp thu photpho và canxi hiệu quả từ ruột, vitamin D sẽ giúp bạn giảm bớt sự thèm ăn, từ đó bạn có thể kiểm soát tốt trạng thái cân nặng của mình hơn.

vitamin d co cong dung gi

2.1. Đối với trẻ em

  • Theo Bệnh viện Nhi Đồng TP. Cần Thơ, Vitamin D rất cần thiết cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời, giúp bảo vệ và phát triển hệ xương khớp ở trẻ, bằng cách tham gia vào quá trình thúc đẩy, hấp thu canxi và photphas ở ruột. Đồng thời, vitamin D giúp điều hòa lượng canxi trong
  • máu.
  • Thiếu vitamin D trẻ dễ mắc bệnh còi xương, chậm lớn, chân vòng kiềng.
  • Ngoài ra, vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, phòng chống các virus gây bệnh cảm cúm, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp.

Liều dùng đối với trẻ em 

Liều dùng Vitamin D đối với trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một hướng dẫn về liều dùng khuyến nghị cho vitamin D đối với trẻ em:

  • Trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi: Khuyến nghị liều dùng vitamin D hàng ngày là 400 IU (đơn vị quốc tế) hoặc 10 mcg. Đây là mức liều dùng thông thường để đảm bảo đủ vitamin D cho trẻ em trong giai đoạn này.
  • Trẻ từ 1 đến 18 tuổi: Khuyến nghị liều dùng vitamin D hàng ngày là 600 IU (đơn vị quốc tế) hoặc 15 mcg. Đây là mức liều dùng khuyến nghị để đảm bảo đủ vitamin D cho trẻ em trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, nếu trẻ em có bất kỳ điều kiện sức khỏe đặc biệt nào, như rối loạn hấp thụ vitamin D, viêm gan, hay các vấn đề về sức khỏe khác, liều dùng vitamin D có thể khác. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trẻ em hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể cho trường hợp của con bạn.

2.2. Đối với người lớn

  • Phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
  • Vitamin D còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng.
  • Có khả năng cải thiện trí lực, ngăn chặn chứng suy giảm trí nhớ, đặc biệt là ở phụ nữ.

Liều dùng đối với người lớn: 

  • Đối với người thiếu vitamin D: 50.000 IU mỗi tuần trong 6 – 12 tuần.
  • Để ngăn ngừa loãng xương: 400-1000 IU/ngày vitamin D3 (hay còn gọi là cholecalciferol) ở người lớn tuổi. Thông thường nó được dùng cùng với 500-1200 mg canxi mỗi ngày. Một số chuyên gia khuyên dùng liều cao hơn 1000-2000 IU mỗi ngày kết hợp với calcitriol 0,43-1,0 mcg/ngày thì thời gian sử dụng tối đa lên 36 tháng.
  • Để ngăn ngừa mất xương do sử dụng corticosteroid: 0,25-1,0 mcg/ngày vitamin D ở dạng được gọi là calcitriol hoặc alfacalcidol trong vòng 6-36 tháng.
  • Đối với suy tim: sử dụng đơn lẻ 800 IU/ngày vitamin D ở dạng cholecalciferol hoặc sử dụng cùng với 1000mg/ngày canxi trong 3 năm. Hoặc 400 IU/ngày vitamin D ở dạng cholecalciferol sử dụng cùng 1000mg/ngày canxi ở phụ nữ sau mãn kinh.
  • Đối với mất xương do cường tuyến cận giáp: 800 IU/ngày vitamin D ở dạng cholecalciferol trong vòng 3 tháng.
  • Bệnh đa xơ cứng: 400 IU ngày vitamin D.
  • Để ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp: 300-4000 IU vitamin D ở dạng cholecalciferol trong 7 tuần đến 13 tháng.
  • Để ngăn ngừa mất răng ở người cao tuổi: 700 IU ngày vitamin D ở dạng cholecalciferol sử dụng kết hợp với canxi 500mg/ngày trong 3 năm.

vitamin D la gi co cong dung như the nao

2.3. Đối với người già

  • Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ xương khớp, thể chất của người lớn tuổi Thiếu vitamin D dễ gây chứng loãng xương, suy yếu thể chất, khó khăn trong vận động, đi lại ở người cao tuổi.
  • Người có nồng độ vitamin D trong máu cao hơn sẽ có tuổi thọ dài hơn. Do vitamin D có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch khi về già, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh lão hóa nên có khả năng kéo dài tuổi thọ.

Liều dùng vitamin D đối với người già: 

  • Liều dùng vitamin D đối với người già thường được khuyến nghị là 800-1000 IU (đơn vị quốc tế) mỗi ngày. Dùng 800 IU mỗi ngày được xem là mức tiêu chuẩn và an toàn cho người già để duy trì sự cân bằng vitamin D trong cơ thể.
  • Tuy nhiên, liều dùng cụ thể có thể khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người. Người già có nguy cơ thiếu vitamin D cao hơn do thường ít ra ngoài, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, hoặc không có chế độ ăn uống cân đối. Trong trường hợp này, các chuyên gia y tế có thể khuyến nghị một liều dùng cao hơn (cho đến 4000 IU mỗi ngày) trong một khoảng thời gian ngắn để nâng mức vitamin D trong cơ thể lên mức đủ.

2.4. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Bổ sung đủ lượng vitamin D trong thời gian mang thai và cho con bú sẽ hỗ trợ các mẹ cải thiện hệ miễn dịch tốt để chống lại các loại bệnh thông thường. Đặc biệt, khi bổ sung đủ vitamin D trong thai kỳ sẽ giúp hạn chế các bệnh tiểu đường do mang thai, tiền sản giật và thai nhi nhỏ.

Việc sử dụng vitamin D trong thai kỳ là cực kỳ quan trọng, vì nó có thể giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là liều dùng vitamin D đề xuất cho phụ nữ mang thai:

  • Từ 0 đến 12 tuần thai kỳ: chưa cần đến liều bổ sung vitamin D.
  • Từ 13 đến 24 tuần thai kỳ: Đề nghị liều 10µg (400IU) vitamin D mỗi ngày.
  • Từ 24 tuần trở đi: Khi thai đã đủ tuần, liều bổ sung vitamin D có thể được dừng lại.

Ngoài ra, nên thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại bổ sung vitamin D nào để đảm bảo rằng liều lượng này phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.

3. Những triệu chứng thiếu hụt Vitamin D

Khi cơ thể không được cung cấp vitamin D một cách đầy đủ sẽ gây ra những dấu hiệu như sau:

  • Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có sức để làm việc;
  • Thường xuyên có cảm giác đau nhức vùng cơ xương, hoặc dễ bị yếu cơ. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là hay cảm thấy mỏi khi đi bộ xa hoặc leo cầu thang;
  • Chỉ gặp các chấn thương nhẹ cũng dễ bị gãy xương.

Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vitamin D thường gặp ở những người thuộc các đối tượng sau:

  • Người sống tại các thành phố đông đúc nơi có nhiều tòa nhà cao tầng che khuất ánh sáng mặt trời, kết hợp với đó là công việc bận rộn phải làm việc trong phòng kín cả ngày, hạn chế việc tiếp xúc với ánh sáng;
  • Người có làn da ngăm, tối màu tập trung nhiều lượng sắc tố melanin. Đây là yếu làm cản trở sự hấp thụ vitamin D từ ánh nắng;
  • Sử dụng kem chống nắng hay quần áo, vật dụng tránh nắng khác cũng khiến làn da ít được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

4. Những thực phẩm giàu Vitamin D

Bên cạnh ánh nắng mặt trời, chúng ta cũng có thể bổ sung Vitamin D thông qua các loại thực phẩm như:

  • Một số loại cá: cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá kiếm, dầu gan cá tuyết;
  • Ngũ cốc;
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa, bao gồm: sữa tươi, sữa chua, phô mai,…;
  • Tôm;
  • Trứng;
  • Gan bò.

cac thuc pham co chua vitamin D

Dựa trên các triệu chứng lâm sàng của tình trạng thiếu hụt vitamin D, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm chụp X-quang và các xét nghiệm cần thiết khác. Khi được xác định rằng cơ thể cần bổ sung vitamin D, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và kết hợp dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ. 

=> Xem thêm: Omega 3 là gì?

Trên đây là tổng hợp các thông tin về Vitamin D, cùng với công dụng và cách bổ sung kèm những thực phẩm giàu Vitamin D. Hy vong với bài viết này bạn đọc có thể bổ sung Vitamin D một cách phù hợp để phòng ngừa các bệnh lý do bị thiếu hụt vitamin D gây ra và biết được tình trạng cơ thể của mình có thiếu vitamin D hay không. Tuy nhiên để chắc chắn hơn bạn nên đi kiểm tra dinh dưỡng và hỏi ý kiến bác sĩ về cách bổ sung loại vitamin này sao cho phù hợp với thể trạng của mình.

Tags: , ,