Vì sao bé ăn uống đầy đủ nhưng vẫn còi cọc chậm tăng cân?

Cân nặng và chiều cao của trẻ luôn là vấn đề khiến nhiều mẹ quan tâm bởi ngay cả những bé ăn uống đủ chất cũng gặp phải tình trạng còi cọc chậm tăng cân. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ còi cọc chậm tăng cân

Trẻ ăn nhiều về số lượng nhưng chưa đủ về chất lượng

  • Nhiều mẹ có suy nghĩ là con ăn được càng nhiều thì càng tốt. Điều này không hề tốt thậm chí còn gây hại cho hệ tiêu hoá của bé. Khi trẻ ăn quá nhiều, trẻ dễ gặp các vấn đề như đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá,…
Trẻ ăn nhiều về số lượng nhưng không đủ chất lượng
Trẻ ăn nhiều về số lượng nhưng không đủ chất lượng
  • Các chuyên gia khuyên rằng trẻ nên được bổ sung đa dạng các thành phần dinh dưỡng khác nhau trong ngày. Trong đó, nên hạn chế những món ăn mà trẻ yêu thích vì dễ khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, là nguyên nhân của còi cọc chậm tăng cân.

Ăn không đúng giờ đúng bữa

  • Với những gia đình bận rộn, việc cho trẻ ăn không đúng giờ hoặc đúng bữa có lẽ đã quá phổ biến. Ăn không đúng bữa sẽ khiến cho khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn, trẻ sẽ không kịp tiêu hoá và không muốn ăn tiếp.
Trẻ ăn không đúng giờ dễ còi cọc chậm tăng cân
Trẻ ăn không đúng giờ dễ còi cọc chậm tăng cân
  • Một số trường hợp trẻ có thời gian ăn kéo dài, về lâu dài điều này dễ khiến trẻ hình thành thói quen ăn lâu. Việc thời gian ăn bị kéo dài sẽ khiến đồ ăn bị nguội, mất chất dinh dưỡng và mất đi vị ngon, bé sẽ không còn hứng thú với những món ăn.

Cân bằng dinh dưỡng không đảm bảo

  • Đảm bảo dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày là điều vô cùng quan trọng giúp cơ thể con phát triển toàn diện. Thực đơn đảm bảo dinh dưỡng phải đảm bảo đủ nhóm: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Đảm bảo đủ dinh dưỡng sẽ giảm nguy cơ còi cọc chậm tăng cân
Đảm bảo đủ dinh dưỡng sẽ giảm nguy cơ còi cọc chậm tăng cân
  • Thực tế, mẹ thường có thói quen chiều theo sở thích ăn uống của con, cho con ăn thật nhiều món ăn bé yêu thích. Điều này vô hình chung làm mất cân bằng dinh dưỡng và là nguyên nhân hàng đầu khiến bé ăn nhiều nhưng không tăng cân. Mẹ nên đa dạng thực phẩm trong bữa ăn và khuyến khích con ăn đầy đủ.

Cách chế biến món ăn không giữ được dinh dưỡng

  • Việc chế biến quá kỹ, hâm nóng hay sử dụng món ăn nhiều ngày liền sẽ làm mất đi dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm thậm chí khiến thực phẩm sản sinh ra những độc tố gây hại cho cơ thể.
Đồ ăn chiên rán ảnh hưởng tới việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ
Đồ ăn chiên rán ảnh hưởng tới việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ
  • Mẹ nên hạn chế các thực phẩm chiên rán để giữ lại được nhiều nhất thành phần dinh dưỡng. Mặc dù không kích thích vị giác của trẻ như những món chiên rán, xong việc chế biến đơn giản như luộc lại giúp món ăn có thể giữ được tối đa thành phần dinh dưỡng.

Trẻ bị mắc giun sán, nhiễm khuẩn đường ruột

  • Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn 3 năm đầu đời rất dễ gặp phải các vấn đề về nhiễm khuẩn đường ruột do có thói quen đưa đồ chơi hoặc tay vào miệng.
Tiêu hoá kém khiến trẻ dễ còi cọc chậm tăng cân
Tiêu hoá kém khiến trẻ dễ còi cọc chậm tăng cân
  • Mẹ nên thường xuyên vệ sinh đồ chơi của trẻ hoặc giúp con tẩy giun định kỳ mỗi năm 2 lần để giúp hệ miễn tiêu hoá và miễn dịch của con được ổn định, đồng thời cũng hạn chế nguy cơ còi cọc chậm tăng cân ở trẻ trong giai đoạn đầu đời.

Trẻ mắc các bệnh về tiêu hoá

  • Một số trẻ ngay từ nhỏ đã gặp phải các vấn đề liên quan tới tiêu hoá và đường ruột, làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
  • Ngoài ra, sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài cũng ảnh hưởng tương đối nhiều đến chức năng của hệ tiêu hoá.
  • Với những trường hợp này, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế về việc bổ sung vi chất cần thiết cho con.

Mách mẹ một số tips chăm trẻ còi cọc chậm tăng cân

Chế biến thức ăn đúng cách

  • Thức ăn được chế biến đúng cách sẽ giữ được tối đa dinh dưỡng, mẹ nên hạn chế chiên rán hoặc hầm nấu kỹ.

Hạn chế cho trẻ ăn vặt và hạn chế ăn nhiều những món tủ của con

  • Đồ ăn vặt chứa rất nhiều phụ gia thực phẩm có hại cho đường ruột nhưng lại vô cùng kích thích vị giác của trẻ nhỏ. Mẹ nên hạn chế tối đa việc cho con sử dụng đồ ăn vặt đặc biệt trong giai đoạn phát triển đầu đời.

>> Xem thêm

Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ

  • Thiếu chất xơ, trẻ sẽ dễ gặp phải các vấn đề về táo bón như đầy bụng, táo bón,…Mẹ có thể bổ sung chất xơ cho bé qua các thực phẩm như trái cây, rau củ quả, ngũ cốc,…
Bổ sung chất xơ giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn
Bổ sung chất xơ giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn

Linh hoạt chế độ ăn hàng ngày

  • Linh hoạt các nhóm thực phẩm hàng ngày là cách vừa giúp bé bổ sung dinh dưỡng hiệu quả vừa tạo hứng thú với việc ăn uống cho con. Đây cũng là cách giúp cải thiện vấn đề còi cọc chậm tăng cân vô cùng hiệu quả ở trẻ.

Cho con ăn nhiều hoa quả

  • Có thể mẹ chưa biết trái cây chứa phần lớn nhóm dinh dưỡng từ Vitamin và khoáng chất. Mẹ nên tạo thói quen ăn trái cây hàng ngày cho bé để giúp con vừa bổ sung Vitamin vừa giúp bé phòng tránh nguy cơ còi cọc chậm tăng cân  

Với những thông tin chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng sẽ giúp mẹ có được kiến thức để chăm sóc bé yêu hiệu quả và còi cọc chậm tăng cân không sẽ không còn là nỗi lo.