Để phát triển và cải thiện thị giác, tiêu hóa và đường hô hấp các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích bổ sung vitamin A bởi trong nó mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Vậy Vitamin A là gì? Vai trò của Vitamin A đối với cơ thể quan trọng như thế nào? Hãy cùng Momcares tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về Vitamin A và công dụng
1. Vitamin A là gì?
Vitamin A (3 – Dehydroretinol) là một vitamin tan trong dầu, có trong rất nhiều thực phẩm như trái cây, rau xanh, trứng, sữa nguyên kem, bơ, thịt…
Vitamin A không tồn tại dưới một hợp chất duy nhất, nó tồn tại dưới hai dạng là vitamin A thành hình và tiền chất vitamin A. Vitamin A thành hình là dạng hoạt động của vitamin A (cơ thể có thể sử dụng ngay mà không cần biến đổi), bao gồm các chất retinol, retinal và retinoic acid. Tiền chất vitamin A là các carotenoid (là nhóm các chất hóa học có màu vàng hoặc màu cam được tìm thấy trong thực vật, một số trong đó qua quá trình chuyển hóa trong cơ thể con người tạo ra dạng hoạt động của vitamin A) bao gồm alpha – carotene, beta – carotene và beta – cryptoxanthin.
=> Xem thêm: Vitamin B2 là gì?
2. Vitamin A có tác dụng gì?
Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng có lợi cho sức khỏe như.
- Là chất chống Oxy hóa mạnh với các thành phần từ tiền vitamin A carotenoids như beta-carotene, alpha-carotene và beta-cryptoxanthin.
- Cần thiết cho sức khỏe của mắt: Vitamin A tham gia vào chức năng thị giác của mắt giúp chống lại một số bệnh về mắt chẳng hạn như thái hóa điểm vàng.
- Bảo vệ chống lại một số loại ung thư: Với đặc tính chống Oxy hóa, trái cây và rau quả giàu carotene có thể bảo vệ chống lại một số loại ung thư.
- Vitamin A đóng vai trò quan trọng cho khả năng sinh sản và phát triển của thai nhi
- Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin A tham gia vào các quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể, làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Nếu thiếu vitamin A, trẻ em dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và khi bị mắc bệnh, thời gian bệnh kéo dài hơn, nguy cơ tử vong cao hơn.
3. Các triệu chứng khi thiếu Vitamin A
Mặc dù thiếu vitamin A rất hiếm ở các nước phát triển như Mỹ, nhưng nó lại phổ biến ở các nước đang phát triển, vì những quần thể này có thể bị hạn tiếp cận các nguồn thực phẩm chứa vitamin A chuyển hoá và tiền vitamin A carotenoids.
Thiếu vitamin A có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Theo WHO, thiếu vitamin A là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa mà có thể phòng ngừa ở trẻ em trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, thiếu vitamin A cũng làm tăng mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tử vong do nhiễm trùng như sởi và tiêu chảy.
Ngoài ra, thiếu vitamin A làm tăng nguy cơ thiếu máu và tử vong ở phụ nữ mang thai và tác động tiêu cực đến thai nhi bằng cách làm chậm sự tăng trưởng và phát triển.
Các triệu chứng thiếu vitamin A ít nghiêm trọng hơn so với thiếu Vitamin D bao gồm các vấn đề về da như tăng sừng và mụn trứng cá. Một số nhóm như trẻ sinh non, người bị xơ nang và phụ nữ có thai hoặc cho con bú ở các nước đang phát triển có nhiều nguy cơ bị thiếu vitamin A
4. Các thực phẩm bổ sung Vitamin A tốt nhất
- Vitamin A có trong nhiều loại thực phẩm. Cơ thể chúng ta có thể được bổ sung đầy đủ vitamin A qua chế độ ăn hàng ngày.
- Những loại thực phẩm có nguồn gốc động vật chứa nhiều vitamin A như gan động vật, lòng đỏ trứng, dầu gan cá,…
- Đối với những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, vitamin A thường có nhiều trong các loại rau củ có màu vàng, đỏ, hoặc màu xanh đậm như cà rốt, cà chua, bông cải xanh, ớt chuông,…
5. Tác dụng phụ khi sử dụng dùng quá nhiều Vitamin A
Vì vitamin A hòa tan trong chất béo, nó được lưu trữ trong cơ thể và có thể đạt đến mức không tốt cho sức khỏe nếu dùng quá liều khuyến nghị hàng ngày trong thời gian dài.
Uống quá nhiều vitamin A có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong nếu sử dụng với liều lượng cực cao.
Độc tính cấp tính của vitamin A xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn khi tiêu thụ một liều vitamin A quá cao. Mặc dù ít phổ biến hơn ngộ độc vitamin A mãn tính, ngộ độc vitamin A cấp tính có liên quan đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm tổn thương gan, tăng áp lực sọ não và thậm chí tử vong.
Ngộ độc mãn tính vitamin A xảy ra khi liều cao hơn 10 lần liều khuyến nghị hàng ngày và dùng trong một khoảng thời gian dài. Các tác dụng phụ phổ biến nhất của ngộ độc vitamin A mãn tính bao gồm:
- Rối loạn thị lực
- Đau xương khớp
- Chán ăn, buồn nôn và ói mửa
- Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
- Rụng tóc
- Đau đầu
- Da khô, vàng da, ngứa da
- Tổn thương gan
- Chậm phát triển
Vitamin A là một chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo quan trọng đối với chức năng miễn dịch, sức khỏe của mắt, sinh sản và sự phát triển của thai nhi. Việc thiếu hụt hay dư thừa vitamin A đều có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Một chế độ ăn uống cân bằng và tốt cho sức khỏe là một cách tuyệt vời để cung cấp cho cơ thể bạn một lượng vừa đủ vitamin A có lợi cho cơ thể.
Ngoài ra bạn đọc cũng có thể tham khảo bài viết Omega 3 là gì? Có tác dụng gì? đã được Momcares chia sẻ từ trước để hiểu rõ hơn về Axit béo không no này nhé.
Tags: Tìm hiểu về Vitamin A, Tìm hiểu vitamin A là gì, Vitamin A la gi