Trẻ suy dinh dưỡng vẫn luôn là nỗi lo của các bậc cha mẹ. Tình trạng trẻ suy dinh dưỡng kéo dài sẽ gây ra hậu quả nặng nề như trẻ chậm phát triển về trí não, chiều cao ảnh hưởng tới sức đề kháng, đường tiêu hóa,… Cùng tìm hiểu về nguyên do gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ qua bài viết dưới đây.
Vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ là gì
Trẻ suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ thiếu hụt dinh dưỡng, năng lượng bao gồm thiếu các chất dinh dưỡng như protein, các vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ phân thành 3 thể:
- Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Do thể trạng thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi. Thể nhẹ cân phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài như tình trạng thiếu dinh dưỡng tại thời điểm đánh giá.
- Suy dinh dưỡng thể thấp còi: Do thể trạng chậm phát triển kéo dài dẫn đến trẻ không đạt được chiều cao và cân nặng như các bạn cùng tuổi. Thể trạng còi cọc phản ánh tình trạng chậm phát triển mạn tính, kéo dài từ khi trẻ còn nhỏ, có thể bắt đầu sớm từ giai đoạn bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng.
- Suy dinh dưỡng thể gầy còm: Khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao của trẻ tụt xuống thấp đáng kể. Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do tình trạng không lên cân hoặc sụt cân.
Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng không cân đối
Khi cung cấp chất dinh dưỡng không đủ hoặc không đủ mức độ cần thiết cho trẻ, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Bệnh tật
Một số bệnh nhiễm trùng, bệnh lý tiêu hóa, bệnh lý hô hấp hoặc bất kỳ bệnh nào gây mất chất, suy yếu sức khỏe có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ.
Môi trường sống
Môi trường sống không an toàn, thiếu vệ sinh, nước không sạch, và điều kiện sống khép kín có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, suy dinh dưỡng.
Vấn đề tâm lý
Áp lực từ gia đình, môi trường học tập, stress, lo lắng, hay các vấn đề tâm lý khác cũng có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ.
>> Xem thêm
Những ảnh hưởng của tình trạng suy dinh dưỡng liên quan đến trẻ nhỏ
Gây ra tình trạng rối loạn các chức năng cơ thể, gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ.
Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn. Các cơ quan sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, gây nên các bệnh về gan và tim mạch, suy thận.
Thiếu chất dinh dưỡng cũng sẽ gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe. Ví dụ, thiếu vitamin A gây khô giác mạc, ảnh hưởng xấu đến thị giác của trẻ
Hệ miễn dịch suy yếu, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.
Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất sẽ làm hệ miễn dịch của trẻ ngày càng suy yếu nên trẻ sẽ dễ dàng bị mắc các bệnh nhiễm trùng, phải sử dụng kháng sinh thường xuyên, gây lên triệu chứng biếng ăn, tiêu hóa kém và không hấp thu được các dưỡng chất cho cơ thể của trẻ.
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến phát triển thể chất
Suy dinh dưỡng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng lên toàn bộ các hệ cơ quan của cơ thể, đặc biệt là hệ xương khớp nhất là trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời.
Suy dinh dưỡng sớm và có tình trạng kéo dài làm cho trẻ kém phát triển, còi cọc.
>> Xem thêm
- Top 10 thực phẩm tăng chiều cao mẹ nên bổ sung trong bữa ăn cho bé
- Tại sao trẻ ăn được bú được nhưng lại không tăng chiều cao
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến phát triển về não bộ
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi do thiếu hụt các thành phần quan trọng để phát triển trí tuệ của trẻ như chất béo, DHA, iot.
Trẻ gặp các vấn đề này cũng thường sẽ chậm chạp hơn so với các bạn cùng tuổi, gặp các vấn đề về ngôn ngữ và trí nhớ do cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng để tổng hợp.
Vì thế, mẹ nên cân nhắc việc bổ sung linh hoạt vào chế độ ăn hàng ngày của con.
Với những thông tin chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức trong quá trình chăm bé giúp bé không gặp phải tình trạng trẻ gặp tình trạng suy dinh dưỡng. Chúc các bé yêu luôn phát triển vui vẻ và khoẻ mạnh!