Có rất nhiều gia đình gặp phải tình trạng con ăn nhiều lại không tăng cân. Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy bé kém hấp thu chậm tăng cân. Hãy cùng tìm hiểu về các nguyên nhân và dấu hiệu khiến bé chậm lớn qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân dẫn đến việc bé kém hấp thu chậm tăng cân
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé kém hấp thu chậm tăng cân ở trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân bé hay gặp nhất:
Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu dinh dưỡng
Bé kém hấp thu chậm tăng cân một phần có thể do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, chưa hợp lý bao gồm:
- Cho bé ăn dặm quá sớm
- Cha mẹ chưa tập cho bé làm quen từ từ với việc ăn dặm một loại thức ăn mới. Đặc biệt là các thực phẩm có tính dị nguyên như lòng trắng trứng hay các loại hải sản.
- Chế độ ăn uống không có sự cân bằng giữa các nhóm thực phẩm, như món ăn quá nhiều dầu mỡ cũng có thể dẫn đến tình trạng bé kém hấp thu chậm tăng cân
Rối loạn khuẩn đường ruột
Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi thất thường, tình trạng này hay gặp ở trẻ đã hoặc đang sử dụng các loại kháng sinh, các thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài thì được xem như một trong những nguyên nhân dẫn đến sự kém hấp thụ chậm tăng cân.
Thiếu các men tiêu hóa
Enzyme hay các men tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa các loại thức ăn. Nhiệm vụ của các enzyme là chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Vì vậy, thiếu hụt men tiêu hóa có thể ảnh hưởng trực tiếp làm trẻ hấp thụ thức ăn kém.
> Xem thêm
Do bé có một số bệnh lý
Một số bệnh lý liên quan đến tuyến tụy, gan hay ống tiêu hóa như viêm ruột, viêm đại tràng,…các bệnh lý đều có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
Dấu hiệu cho thấy bé kém hấp thu chậm tăng cân
Kém hấp thu chậm tăng cân là tình trạng bé ăn uống đầy đủ nhưng hệ tiêu hóa không tiếp nhận những dưỡng chất. Về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng chậm tăng cân ở trẻ, trẻ thiếu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Gia đình cần nắm rõ và hiểu các dấu hiệu ở bé kém hấp thu chậm tăng cân để kịp thời có biện pháp giúp con cải thiện tình trạng:
- Bé có các dấu hiệu như đau bụng, chướng bụng đi kèm nôn trớ
- Bé đi ngoài phân sống, lỏng có mùi tanh.
- Thể trạng của bé kém, như da xanh xao, nhợt nhạt, kém linh hoạt.
- Chán ăn
- có dấu hiệu sụt cân hoặc tăng cân chậm
- Tâm trạng thất thường, hay quấy khóc, dễ cáu gắt
Biện pháp phòng ngừa và cải thiện tình trạng bé kém hấp thu chậm tăng cân
Để cải thiện và phòng ngừa tình trạng bé kém hấp thu chậm tăng cân, cha mẹ cần hiểu kỹ về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở trẻ từ đó đưa ra các phương pháp phù hợp và hiệu quả. Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc bé cha mẹ cần để ý đến tình trạng của bé nhiều hơn để tránh bé mắc hội chứng kém hấp thu chậm tăng cân.
Chế độ ăn uống phù hợp
- Chế biến món ăn sạch sẽ, hợp vệ sinh
- Chế độ ăn phù hợp với đội tuổi, khẩu vị và sở thích ở trẻ
Một số lưu ý khác
- Cha mẹ nên lưu ý đến việc tẩy giun cho trẻ định kỳ trên 24 tháng tuổi
- Tăng cường cho bé vận động: cho trẻ chơi, tham gia các hoạt động thể thao
- Cha mẹ có thể bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết cho trẻ bằng các sản phẩm phù hợp.
Những thông tin chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức trong quá trình chăm bé giúp bé không mắc phải hội chứng bé kém hấp thu chậm tăng. Chúc các bé yêu luôn phát triển vui vẻ và khoẻ mạnh!